Công nhân cơ khí hay thợ cơ khí là một ngành nghề đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội công nghiệp ngày nay. Họ là những người hằng ngày làm việc trực tiếp với các loại máy móc. Họ là những người hiểu rõ nhất và sử dụng được các công cụ, phụ tùng máy móc thành thạo để lắp đặt, vận hành và sửa chữa khi hỏng hóc.
Nội dung
Tìm hiểu khái niệm công nhân cơ khí là gì?
- Công nhân cơ khí có tên gọi trong tiếng anh là Mechanic. Để nói về đội ngũ những người tham gia vào quá trình xây dựng, lắp ráp và kiểm tra máy móc, linh kiện cơ khí.
- Công nhân cơ khí có rất nhiều loại về nhiều lĩnh vực có đặc thù nghề nghiệp khác nhau như: cơ khí chế tạo máy, cơ khí tự động, cơ khí xe gắn máy, cơ khí xe đạp, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp, cơ khí điện lạnh, cơ khí động cơ diesel, cơ khí máy bay… Ngoài ra còn có công nhân cơ khí trong các lĩnh vực điện, nước, sửa chữa động cơ.
- Công việc chung của đội ngũ thợ cơ khí là vận hành và chạy máy, hiểu biết một số loại máy gia công cơ khí. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra máy móc, động cơ. Và kịp thời tiến hành sửa chữa hỏng hóc theo đúng quy định an toàn lao động. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu được về công việc này.
Công việc của một người công nhân cơ khí
Tùy vào lĩnh vực làm việc của mỗi thợ cơ khí mà họ sẽ đảm nhận những công việc đặc thù riêng biệt. Nhưng về cơ bản thì công việc của một người công nhân cơ khí sẽ bao gồm:
- Thực hiện công việc kiểm tra các bộ phận của máy móc theo đúng quy trình
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng thiết bị, máy móc như thay dầu, kiểm tra ắc quy, pin, bôi trơn các thiết bị,…
- Có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ, để sửa chữa, thay thế các phụ tùng, thiết bị bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
- Hàn, lắp ráp, hoàn thiện các thiết bị máy móc.
- Có kinh nghiệm tháo gỡ và lắp đặt các bộ phận, thiết bị máy móc theo yêu cầu của khách hàng.
- Có khả năng vận hành, kiểm tra máy móc, động cơ để có thể dự đoán được các vấn đề phát sinh.
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị và hệ thống bôi trơn các thiết bị
- Báo cáo tiến độ công việc, sự cố cho cấp trên.
>>> Xem thêm: Đơn giá nhân công gia công cơ khí hiện nay như thế nào?
Trả lời câu hỏi công nhân cơ khí có cần bằng cấp gì không?
Đối với một người công nhân cơ khí thì thông thường các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu các kỹ năng và kiến thức cơ bản như:
- Kinh nghiệm từng làm công nhân cơ khí.
- Có sự hiểu biết về hệ thống máy móc, thiết bị, hệ thống thủy lực và các bộ phận khác của máy.
- Khả năng đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật, bản thiết kế.
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc.
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Ưu tiên những người có bằng cấp như bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các chứng chỉ đào tạo nghề cơ khí tại các trường dạy nghề trên toàn quốc.
Có thể thấy đối với thợ cơ khí thì thường không có yêu cầu cao về bằng cấp mà quan trọng nhất chính là kinh nghiệm từng trải. Khả năng xử lý khi xảy ra vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của máy móc.
Đối với những vị trí như kỹ sư cơ khí hoặc những vị trí cấp cao mới xét đến bằng cấp. Còn đối với vị trí công nhân hay thợ cơ khí thông thường thì đa số là không cần bằng cấp. Mà phụ thuộc nhiều vào tay nghề, hiểu biết các công nghệ gia công cơ khí, kinh nghiệm của người công nhân.
Tùy một số công việc hay ngành nghề cơ khí đòi hỏi về kỹ thuật khó thì sẽ yêu cầu về bằng cấp. Đối vị trí công nhân, nếu bạn có bằng cấp hoặc đã có kinh nghiệm thì sẽ thuận lợi trong quá trình làm việc của bạn.
Những tiêu chuẩn cơ bản nhất của công nhân cơ khí
Để có thể trở thành một người công nhân cơ khí tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành máy móc, lắp ráp, sửa chữa, hoàn thiện thiết bị cần đáp ứng những kỹ năng và tiêu chuẩn sau đây:
- Kỹ năng cơ bản nhất mà một người công nhân cơ khí cần có chính là có thể tự đọc được bản vẽ kỹ thuật. Vì hầu hết các đơn đặt hàng hiện nay đều đặt hàng thông qua bản vẽ kỹ thuật.
- Có kiến thức và am hiểu các kỹ thuật hàn khác nhau, các phương pháp gia công kim loại. Ngoài ra còn phải biết cách chọn đường kính que hàn và sử dụng các công nghệ hàn.
- Có kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện và máy phay.
- Nắm vững các quy tắc an toàn lao động khi làm việc.
- Đam mê với nghề và có khả năng chịu đựng công việc cao.
>>> Xem thêm: Tuyển dụng công nhân sắt hàn lương thưởng hấp dẫn
Một người thợ cơ khí sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản trước khi tốt nghiệp. Thời gian học thợ cơ khí thường sẽ kéo dài từ 1,5 năm – 2 năm. Trong quá trình làm việc, họ sẽ được học hỏi và thực hành thực tế để có thêm kinh nghiệm từ những người thợ máy lâu năm.
Bài viết trên đây của chúng tôi vừa cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến công việc của công nhân cơ khí. Ngoài ra, còn có những yêu cầu của nhà tuyển dụng, doanh nghiệp với vị trí này. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành nghề này.