Bạn đang có ý tưởng kinh doanh cơ khí hoặc mở xưởng cơ khí cnc nhưng lại không biết phải bắt đầu và tiến hành như thế nào? Cần chuẩn bị những thủ tục gì để hoàn thiện hồ sơ mở xưởng? Mời các bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi để tìm hiểu về quy trình mở xưởng cơ khí nhé.
Nội dung
Quy trình mở xưởng cơ khí cnc
Điều kiện mở xưởng cơ khí cnc ở bất cứ đâu bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ những vấn đề sau đây và tiến hành theo quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vốn mở xưởng
Vốn được xem là một trong những vấn đề đầu tiên cần chuẩn bị sẵn sàng khi bạn có ý định mở xưởng cơ khí nói riêng hay mở cửa hàng nói chung. Bởi lẽ, tiền vốn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh xưởng cơ khí thành công hay không.
Vậy mở xưởng gia công cơ khí cnc cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm? Tuy nhiên, sẽ không thể có câu trả lời chính xác là cần bao nhiêu tiền vì vấn đề này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố quyết định như: quy mô nhà xưởng, đầu tư hệ thống máy móc ra sao hay khả năng hiện có và điều kiện tài chính của từng người. Nếu bạn muốn mở xưởng kinh doanh quy mô lớn sẽ cần nhiều vốn hơn, hoặc nếu bạn phải mất chi phí thuê nhà xưởng thì chi phí cần có cũng cao hơn so với việc không phải thuê nhà xưởng.
Bước 2: Tìm kiếm địa điểm thích hợp để tiến hành thuê nhà xưởng
Để mở xưởng gia công cơ khí bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng hay cửa hàng có diện tích phù hợp để làm địa điểm kinh doanh. Nếu bạn đã có sẵn cửa hàng thì bạn chỉ cần trang trí lại nhà xưởng cho gọn gàng. Còn nếu chưa có nhà xưởng thì bạn cần phải tiến hành tìm kiếm và thuê xưởng.
Bước 3: Đặt tên cho xưởng cơ khí
Xưởng kinh doanh gia công cơ khí cần có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải đủ điều kiện về loại hình và tên riêng của xưởng. Tên riêng của nhà xưởng không được đặt giống với tên của những cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.
Tên xưởng phải được viết bằng chữ số hoặc ký hiệu hay bằng các chữ cái trong hệ thống bảng chữ cái Tiếng Việt, và kèm theo một số chữ ngoài bảng chữ cái như J, F, W, Z. Đặc biệt lưu ý là không được dùng các từ ngữ trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa.
Bước 4: Chuẩn bị thông tin ngành nghề để tiến hành đăng ký kinh doanh
Để kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí, thì bạn cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp trên tờ trình đăng ký kinh doanh với cơ quan pháp luật. Ngành nghề đăng ký phải phục vụ được hoạt động, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Có như thế thì bạn mới dễ dàng, thuận lợi đi vào sản xuất kinh doanh. Nếu bạn đăng ký không đúng ngành nghề thực tế kinh doanh thì bạn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
Bước 5: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho xưởng sản xuất
Đăng ký kinh doanh là việc bắt buộc bạn phải tiến hành khi mở một cơ sở sản xuất kinh doanh từ nhỏ đến lớn đều phải làm. Và trong trường hợp này, các bạn nên thực hiện đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể để đơn giản hóa thủ tục. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh hay chủ cửa hàng (phô tô công chứng).
- Hợp đồng thuê nhà xưởng hoặc các loại giấy tờ liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao.
- Giấy đề nghị xin được cấp giấy phép mở xưởng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nội dung cần trình bày rõ các thông tin như: tên, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, thông tin chủ đơn vị kinh doanh và kèm theo chữ ký xác minh.
Bước 6: Nộp hồ sơ và chờ lấy giấy phép kinh doanh
Sau khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, chủ nhà xưởng cần phải mang hồ sơ đầy đủ đem lên nộp tại Phòng Kinh tế cấp huyện hoặc quận, nơi bạn đặt địa chỉ kinh doanh.
Thủ tục hoàn thiện trong vòng 5 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: Báo giá gia công cơ khí chính xác uy tín chất lượng tại Hà Nội
Một số lưu ý khi mở cửa hàng cơ khí cần quan tâm
Khi mở xưởng cơ khí cnc, để có thể đi vào hoạt động thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phải đóng thuế sau khi mở cửa hàng: sau khi mở xưởng gia công cơ khí với tư cách là một cá thể kinh doanh, bạn cần phải đóng một số loại thuế cho nhà nước như: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân.
Một số lưu ý về những quy định chung
- Người đứng ra làm chủ hộ kinh doanh phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự theo đúng quy định.
- Nếu bạn đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, thì bạn chỉ có thể mở được một cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. Còn khi bạn muốn mở một chuỗi cửa hàng cơ khí trên toàn quốc thì bắt buộc phải tiến hành thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số lưu ý và quy trình để mở xưởng cơ khí cnc. Nếu các bạn đang muốn mở xưởng thì hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để có những kiến thức cơ bản nhất về thủ tục cũng như quy trình mở xưởng gia công cơ khí cnc. Nếu các bạn thấy thông tin bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ nó với những người bạn của mình để mọi người nắm rõ hơn về vấn đề mở xưởng nhé.