Máy bào là loại máy được sử dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí nói chung và gia công kim loại nói riêng. Máy bào cơ khí được sử dụng để làm nhẵn bóng và làm phẳng các bề mặt cần gia công như gỗ, bê tông, kim loại, đá hay như các thiết bị có bề mặt gồ ghề khác.
Máy bào có nhiều đặc điểm và công dụng khác nhau, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Máy bào ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ gia công cơ khí hiện đại trong việc hỗ trợ sản xuất. Khi máy bào cơ khí được ứng dụng, các bạn sẽ không còn phải sử dụng các thiết bị máy bào một cách vất vả, tốn thời gian, tốn nhân công cho một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Nội dung
Một số đặc điểm của phương pháp gia công bằng máy bào cơ khí
Máy bào là loại máy cắt kim loại có sự chuyển động của dao theo hướng tịnh tiến. Đây là phương pháp gia công thường được dùng trong hoạt động sản xuất nhỏ hoặc sản xuất đơn chiếc. Phương pháp bào đặc biệt thích hợp trong việc gia công các chi tiết có chiều dài tương đối lớn và chiều rộng tương đối nhỏ .
Các công việc thực hiện trong máy bào thường không cần dùng đến thiết bị là đồ gá và các loại dao cắt phức tạp như các phương pháp gia công khác. Trong các xưởng cơ khí có quy mô nhỏ hoặc vừa, ngoài ra các loại máy thông thường được sử dụng trong gia công cơ khí thì khác người ta còn trang bị thêm máy bào để gia công kim loại.
Nguyên lý hoạt động của máy bào cơ khí
Chuyển động tạo hình: là các chuyển động tương đối giữa dao và phôi để hình thành nên bề mặt gia công. Các chuyển động này hoạt động tuân theo một quy luật nhất định. Xét về mặt công nghệ, chuyển động tạo hình của máy bào có thể chia thành hai dạng căn bản như sau:
+ Chuyển động chính: là loại chuyển động tạo ra vận tốc cắt để thực hiện quá trình gia công cơ khí. Đây là chuyển động tịnh tiến thẳng đi và về của dao hoặc của phôi. Chuyển động chính hay còn gọi là chuyển động vòng hoặc chuyển động thẳng.
+ Chuyển động chạy dao: được xem là chuyển động nhằm đảm bảo quá trình cắt gọt được thực hiện liên tục và đồng nhất. Đây là chuyển động thẳng không liên tục do phôi thực hiện hoặc do dao thực hiện.
Hai chuyển động chính và chuyển động chạy dao của máy bào còn được gọi là chuyển động cơ bản của máy. Ngoài ra, trên máy bào kim loại còn có các chuyển động phụ, không tham gia vào quá trình gia công kim loại như chuyển động phân độ, chuyển động tiến dao, lùi dao…
Máy bào có thể gia công trên các mặt phẳng ngang, đứng, nghiêng, mặt phẳng có bậc. Không những thế, máy bào còn có thể gia công cắt đứt, cắt những rãnh thẳng với nhiều hình dạng khác nhau như rãnh đuôi én, rãnh chữ T. Máy bào kim loại có thể gia công theo nhiều loại hình khác nhau như: gia công thô, gia công tinh và gia công tinh mỏng.
Thiết kế và đặc điểm của máy bào kim loại:
- Máy bào được thiết kế với hình thức nắm đúc thoải mái, đảm bảo máy hoạt động không bị rung động cùng khả năng hút bụi hiệu quả đem lại nhiều tiện lợi cho người dùng.
- Mức độ đánh giá tiêu chuẩn của một sản phẩm hoàn chỉnh chính là việc xác định độ nhám của sản phẩm.
- Máy được thiết kế có mặt cắt, khả năng gia công bào với độ sâu khoảng từ 80mm cho đến 83mm.
- Tốc độ vòng quay nhanh và vòng quay lớn hơn 1.700 vòng/phút.
- Máy được thiết kế khá đơn giản, mang lại sự tiện lợi, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động.
- Trọng lượng của máy nhẹ thích hợp cho việc gia công cầm tay sử dụng hay cho di chuyển, vận hành trong thời gian dài.
Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy bào cơ khí
Máy bào nói chung, hay những loại máy bào được sử dụng riêng biệt cho từng vật liệu nói riêng thì luôn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Không mặc quần áo chật và mang trang sức lỏng lẻo.
- Chủ động đề phòng các tai nạn do phôi bào gây ra.
- Đeo kính và tai nghe bảo hộ.
- Không bào bề mặt có độ dày dưới 6mm và có chiều dài nhỏ hơn khoảng cách giữa hai trục.
- Dao bào rất sắc bén nên khi sử dụng cũng cần phải lưu ý.
- Giữ tay tránh xa khỏi khoảng giữa lưỡi và mặt dưới bàn đẩy.
- Phải kiểm tra trước khi hoạt động xem các vật liệu có bị kẹt vào máy bào hay không.
- Phải tắt máy và nâng cao lưỡi để rút phôi khi bị kẹt (không được cố đẩy)
- Điện năng phải được cung cấp đủ sáng đối với những nơi thực hiện công việc gia công.
- Khoảng cách mắt nhìn so với khu vực vào phôi là 30 – 50cm.
- Khi sử dụng máy bào không đặt tay lên trước các lưỡi bào đang hoạt động, không vươn người để thực hiện các thao tác.
- Luôn đảm bảo ngắt kết nối với nguồn điện khi thay thế lưỡi cưa hoặc sửa chữa máy móc.
- Tránh không đặt máy bào đang chạy dưới đất.
- Khi xảy ra các sự cố về điện phải được sửa chữa kịp thời.
- Cần gá được điều chỉnh vào vật gia công.
- Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng của máy bào nhất là các cần khống chế được các khoảng hành trình của đầu bào.
Những nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng máy bào
- Khi máy bào hoạt động, các bộ phận và cơ cấu chuyển động trục, khớp nối, đồ gá là những bộ phận hay xảy ra mất an toàn nhất.
- Khi sử dụng máy bào cầm tay không có màn chắn rất dễ gây nguy hiểm vì dễ để văng ngược lại vào người điều khiển.
- Nguy cơ bị điện giật do các dây điện bị hở, cầu dao điện không an toàn, do bị vướng mắc vào quá trình bào.
- Nguy cơ bị bỏng do quá trình hoạt động các phôi và mũi máy bào ma sát với nhau bắn mùn sắt lửa vào người, vậy nên trong quá trình hoạt động thì không liên quan tránh tiếp xúc tại nơi máy bào đang hoạt động.
- Bị va quệt do các bộ phận đầu vít trên bàn phay hoặc do các vật dụng sắc nhọn.
Bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin chung về máy bào cơ khí để người dùng có thể tham khảo và có cách lựa chọn máy bào phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu các bạn có nhu cầu bào các vật liệu kim loại thì hãy liên hệ ngay với xưởng gia công cơ khí Việt Đức để được tư vấn và báo giá cụ thể cho từng đơn hàng nhé.
Có thể bạn quan tâm: