Công nghệ sơn tĩnh điện đã không còn xa lạ trong đời sống hiện nay. Và nó đang được rất nhiều công ty sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gia công cơ khí. Có thể bạn đã từng nghe qua từ “sơn tĩnh điện”, nhưng chưa chắc các bạn đã biết và hiểu về nó. Bài viết này, Kim khí Việt Đức sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về sản phẩm này.
Nội dung
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên trong tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology. Nó được hình thành và phát triển từ đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sĩ Erwin đến nay. Hiện nó được xem là công nghệ hiện đại nhất ngày nay sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Qua nhiều lần cải tiến bởi các nhà sản xuất và chế tạo đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày một tối ưu hơn. Từ đó giúp cho chất lượng sản phẩm đạt chất lượng cao và giá thành tốt hơn rất nhiều.
Tìm hiểu một số thông tin về sơn tĩnh điện là gì?
1. Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn khô vì khả năng sử dụng bột sơn tĩnh điện để sơn lên đồ vật kim loại cần phải thông qua phương pháp phun sơn tĩnh điện nhờ ứng dụng nguyên lí tĩnh điện. Nguyên liệu sơn sẽ sử dụng bột sơn được tích điện dương (+) và súng phun sơn sẽ được dùng để đưa sơn vào bề mặt được tích điện âm (-) tạo ra một liên kết vững chắc giữa bột sơn tĩnh điện và bề mặt kim loại cần sơn.
2. Thành phần sơn tĩnh điện bao gồm
- Bột sơn tĩnh điện là một hợp chất hữu cơ, có thành phần cơ bản là bột màu, nhựa và một số chất phụ gia khác.
- Bề mặt tích điện là các loại kim loại như sắt, đồng, nhôm, inox, thép… hoặc gỗ, nhựa,…
3. Phân loại sơn theo tính chất
- Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột sơn tĩnh điện được dùng làm sơn cho sắt, thép, nhôm, inox,…
- Sơn tĩnh điện ướt: được sử dụng dung môi dùng làm sơn cho gỗ, kim loại, nhựa,…
Quy trình xử lý công nghệ sơn tĩnh điện
Quy trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện theo tuần tự các bước sau. Các bạn nên lưu ý trình tự các bước bởi vì nếu sai thứ tự thì sẽ bị hỏng vật liệu đó vì sơn này rất khó để cạo đi.
Bước 1: Chuẩn bị xử lý bề mặt trước khi sơn
Bề mặt vật liệu cần sơn phải được xử lý làm sạch trước khi tiến hành phun sơn nhằm đảm bảo bột sơn có độ bám dính tốt hơn. Tất cả các vật liệu sơn đều được xử lý qua một quy trình như:
- Bể tẩy dầu mỡ.
- Bể tẩy rỉ sét.
- Bể nước sạch.
- Bể định hình bề mặt.
- Bể photphat hóa bề mặt.
- Bể thụ động hóa sản phẩm.
Bước 2: Hấp vật liệu
Tiến hành hấp khô vật cần sơn sau khi đã xử lý bề mặt sạch sẽ
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện
Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn thông qua bộ điều khiển trên súng. Các bạn có thể chủ động điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng, kích thước bề mặt vật sơn.
Bước 4: Sấy khô vật liệu sơn
Vật liệu sơn sau khi đã sơn sẽ được đưa vào buồng sấy khô bề mặt sơn. Tùy theo chủng loại, thông số kỹ thuật của bột sơn mà lựa chọn chế độ sấy tự động phù hợp (nhiệt độ sấy giao động từ 150 độ C đến 200 độ C, thời gian sấy trong khoảng từ 10 đến 15 phút)
Bước 5: Tiến hành kiểm tra, đóng gói thành phẩm
Với các hệ thống gia công sơn tĩnh điện có công suất lớn và tính tự động hóa cao, việc bố trí mặt bằng hợp lý sẽ nâng cao công suất, tiết kiệm diện tích sản xuất.
Xác định cách đóng gói thành phẩm trước sau đó tiến hành đóng gói, nhưng chỉ đóng gói những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng để làm gì?
Dựa vào những đặc tính nổi bật của sơn tĩnh điện, có thể thấy nó chỉ thích hợp để sử dụng cho bề mặt sơn kim loại. Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như ngành hàng không, ngành điện tử, ngành dân dụng, ngành công nghiệp chế tạo xe, ngành nhôm kính,… Dưới đây là những ứng dụng của sơn tĩnh điện như sau:
- Ứng dụng trong việc sơn kệ sắt thép mạ kẽm
- Ứng dụng trong việc sơn khung võng kim loại
- Ứng dụng trong việc sơn khung cửa sắt thép.
- Ứng dụng trong việc sơn lò nướng, quạt máy công nghiệp
- Ứng dụng trong việc sơn hàng rào sắt thép
- Trong ngành vật liệu xây dựng, sơn tĩnh điện được sử dụng khá nhiều. Đặc biệt, trong ngành cửa cổng nhôm kính bởi đặc tính bền màu theo thời gian, không bị phai màu bởi thời tiết, giúp cho công trình giữ được tính thẩm mĩ cho công trình.
- Công nghệ sơn tĩnh điện còn được ứng dụng trong rất nhiều hệ nhôm khác nhau. Từ nhôm 700, nhôm 1000 đến các loại nhôm được sản xuất trong nước như Việt Pháp, Eurowindow; đến một số sản phẩm nhôm cao cấp như nhôm Xingfa.
Xem thêm: Mẫu cổng hàng rào sắt đẹp thiết kế đa dạng phù hợp mọi công trình
Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện trong gia công cơ khí
- Tính an toàn cho sức khỏe: Tính chất của bột sơn không độc hại nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. So với các phương pháp sơn truyền thống có chứa các thành phần dung môi và hợp chất hữu cơ độc hại không tốt cho sức khỏe người dùng.
- Tuổi thọ bề mặt sơn cao: với khả năng chống mài mòn, chống trầy xước. Giúp bề mặt vật liệu sơn luôn giữ màu không bị phai khi bị tác động của thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa trong thời gian dài.
- Tính thẩm mỹ cao: Công nghệ sơn tĩnh điện có màu sắc đa dạng, phương pháp sơn này có thể tạo sắc thái cho màu sơn như độ bóng, ngả ánh vàng…tạo nên độ thẩm mỹ đẹp cho thành phẩm.
- Tiết kiệm chi phí: bột sơn có độ bám dính trên bề mặt sản phẩm đến 99%, mức độ hao hụt nguyên liệu ít và có thể tái sử dụng lượng sơn thừa. Tính chất bền màu của sơn giúp tiết kiệm chi phí, vì không cần sử dụng sơn lót. Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện mang tính tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công do dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động.
Dịch vụ gia công kim loại sơn tĩnh điện tại Hà Nội
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ sơn tĩnh điện theo yêu cầu. Tuy nhiên để có thể tìm được đơn vị vừa có thể gia công kim loại vừa có thể sơn tĩnh điện, xử lý bề mặt đẹp uy tín chất lượng không phải ai cũng dễ dàng tìm được. Vì thế nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm một đơn vị như vậy hãy liên hệ Laser Việt Đức nhé.
Laser Việt Đức nhận gia công cơ khí, cắt laser CNC kim loại, cắt laser inox, cắt laser thép theo đúng kích thước bản vẽ nhờ phương pháp gia công bằng máy LASER hiện đại, độ chính xác cao. Tất cả các sản phẩm sau khi tiến hành gia công đều được xử lý bề mặt nhanh chóng bằng công nghệ sơn tĩnh điện hay mạ PVD theo yêu cầu. Những sản phẩm được chúng tôi gia công từ hệ thống máy móc tiên tiến, đáp ứng được mọi yêu cầu phức tạp của quý khách hàng.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây về công nghệ sơn tĩnh điện đã giúp ích cho mọi người.