Chúng tôi đã có bài giới thiệu về sơn tĩnh điện là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình sơn tĩnh điện. Nguyên lý hoạt động và quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện bằng súng phun và bộ điều khiển tự động. Nếu các bạn quan tâm vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin chung về sơn tĩnh điện:
Nội dung
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology. Nó được coi là công nghệ hiện đại được phát minh vào năm 1950 bởi một người tiến sỹ có tên là Erwin. Qua nhiều lần cải tiến công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện là:
- Công nghệ sơn tĩnh điện khô dạng sơn bột: Được ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox, …
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt sử dụng dung môi: Dùng cho các vật liệu bằng kim loại hay nhựa và gỗ.
Xem thêm: Công nghệ sơn tĩnh điện: Ưu điểm và ứng dụng trong cơ khí
Nguyên lý hoạt động của quy trình sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện thực chất là hoạt động nhằm phủ một lớp sơn bột tĩnh điện lên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn. Quá trình sơn tĩnh điện này được thực hiện bằng cách dùng súng phun bột lên bề mặt của vật.
Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện: thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau.
Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị/xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn
Đọc hiểu tài liệu
- Trước tiên các bạn cần phải đọc – hiểu tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện quy trình sơn tĩnh điện của từng hãng sản xuất.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật như: Hãng sơn, mã sơn, chủng loại, nhiệt độ sấy với mục đích chỉnh lại nhiệt độ lò sấy.
Kiểm tra bể xử lý hóa chất
Các bể hóa chất bao gồm:
1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
2. Bể rửa nước sạch.
3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét.
4. Bể chứa hóa chất Photphat.
5. Bể chứa hóa chất để định hình bề mặt sản phẩm.
6. Bể thụ động hóa sản phẩm.
- Các bể này thường được xây dựng và phủ nhựa Composite.
- Cần phải tiến hành kiểm tra hóa chất hàng ngày, xử lý hóa chất đúng quy trình và chất lượng.
- Kiểm tra nồng độ hóa chất trong bể xử lý vào thời gian đầu giờ làm việc, nếu thấy thiếu phải thêm đủ.
Tiến hành xử lý làm sạch bề mặt vật liệu trước khi sơn
- Phân chia các vật liệu cần sơn tĩnh điện theo các tiêu chí như: chất liệu, màu sắc, đơn hàng.
- Sắp xếp các sản phẩm sao cho sản phẩm không bị ép sát vào nhau, che khuất, không bị bí khí, dễ dàng thoát nước.
- Sản phẩm sơn phải được đựng trong các lồng làm bằng lưới thép không gỉ.
- Tuân thủ đúng thời gian ngâm không thừa và không thiếu. Trong thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất, phải nâng lên và hạ xuống ít nhất 2-3 lần.
Sấy khô vật liệu
- Sản phẩm sau khi xử lý, đưa ra bên ngoài để nước bên trong chảy hết ra ngoài, làm khô bằng quạt hoặc phơi nắng tự nhiên hay sử dụng lò sấy khô.
- Lò sấy khô có chức năng chủ yếu là để sấy khô bề mặt sản phẩm để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
- Sản phẩm sau khi xử lý xong phải ở nơi khô thoáng, đảm bảo không bị nước hay hóa chất nhiễm vào.
- Sản phẩm sau khi vệ sinh, chưa sơn cần phải che đậy kín đáo gọn gàng.
Bước 2: Phun Sơn
Buồng sơn
- Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính lên bề mặt kim loại không cao
- Mà nó thường phải là nhờ lực tĩnh điện. Chính vì vậy mà buồng phun sơn sẽ đóng vai trò là thu hồi bột sơn dư thừa để tái sử dụng.
Xếp sản phẩm vào buồng sơn
- Để thực hiện quy trình phun sơn tĩnh điện tất cả các sản đều phải được kiểm tra: Bề mặt cơ khí, móc treo, bề mặt xử lý hóa chất, … và những yếu tố cơ bản khác.
- Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm theo hướng ra ngoài
- Vị trí móc treo sản phẩm phải đảm bảo không để lại dấu móc sau khi sơn hay sấy.
- Móc treo sản phẩm cần phải đảm bảo độ chắc, sạch và khả năng dẫn điện tốt.
- Sản phẩm treo lên cùng lúc phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ 100 – 200 mm, tùy theo kích thước sản phẩm.
Tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện
- Kiểm tra thiết bị phun sơn như: súng sơn, điện, hơi, vòi phun, tiếp mát, đèn chiếu sáng, quạt hút buồng phun,… trước khi thực hiện quá trình phun sơn tĩnh điện
- Luôn giữ cho tay súng sơn vuông góc với vật cần sơn, đảm bảo khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là từ 10 – 15 cm đối với việc sử dụng phun tay, từ 20 – 25 cm đối với hệ thống súng phun tự động.
- Đối với phun sơn tĩnh điện bằng phương pháp thủ công cần thực hiện sơn góc cạnh và sơn phía trước trước, sơn mặt phẳng và sơn phía trên sau.
Bước 3: Sấy sơn
Sau khi kết thúc quá trình phun sơn, sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy giao động trong khoảng 180 độ C – 200 độ C trong thời gian là 10 phút.
Cần thực hiện kiểm tra kỹ trước khi đóng lò sấy, sản phẩm cần chắc chắn, gọn gàng và ngăn nắp.
Xếp sản phẩm vào lò sấy cẩn thận không va chạm vào bề mặt đã sơn tránh làm hỏng thành phẩm.
Một số tiêu chí của một lò sấy sơn tiêu chuẩn:
- Lò sấy đảm bảo độ an toàn, hoạt động ổn định và độ bền cao.
- Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
- Đảm bảo đủ nhiệt độ sấy theo yêu cầu của từng loại sơn.
- Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
- Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
- Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín
Bước 4: Kiểm tra, đóng gói thành phẩm
Kiểm tra thành phẩm sau khi sơn về các tiêu chí như: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín…
Đóng gói: Xác định tiêu chí đóng gói, chỉ đóng gói những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn. Trên đây là bốn bước thực hiện quy trình sơn tĩnh điện mà chúng tôi đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp thêm thông tin bổ ích cho mọi người về quy trình thi công sơn tĩnh điện cũng như nguyên lý hoạt động của nó.