Để thiết kế lắp đặt được hệ thống sơn tĩnh điện hiện đại, đạt tiêu chuẩn thì yêu cầu phải có đầy đủ các công đoạn và thiết bị phù hợp. Có thể các bạn đã nghe đâu đó về khái niệm sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, bạn chưa hiểu rõ về nó và không biết nó hoạt động như thế nào. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về hệ thống sơn tĩnh điện để mọi người hiểu hơn về công nghệ sơn này.
Nội dung
Tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn khô vì nó sử dụng bột sơn tĩnh điện để sơn kim nhờ ứng dụng nguyên lý tĩnh điện. Nguyên liệu sơn sẽ sử dụng bột sơn được tích điện dương (+) và súng phun sơn dùng để đưa sơn vào bề mặt được tích điện âm (-) nhằm tạo ra liên kết bám dám chắc chắn với nhau.
Công nghệ sơn tĩnh điện được hình thành và phát triển từ đầu thập niên những năm 1950 bởi tiến sĩ Erwin. Hiện nó được xem là công nghệ phun sơn hiện đại nhất ngày nay. Qua nhiều lần cải tiến đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh giá thành tốt hơn rất nhiều.
Hệ thống sơn tĩnh điện là gì?
Hệ thống sơn tĩnh điện là một dây chuyển gồm các thiết bị như: Buồng phun sơn (có thể dùng loại một súng sơn hoặc hai súng sơn); Lò sấy sơn tĩnh điện (có thể dùng loại kiểu cố định hoặc kiểu di động) sử dụng đầu đốt hồng ngoại; hệ thống băng tải để treo và đưa sản phẩm vào lò sấy,…
Hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện tự động có rất nhiều ưu điểm vượt trội và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Trong quá trình hoạt động, hệ thống này giúp tiết kiệm đến 25% nhiên liệu đốt, có thể thu hồi lại 100% lượng bột sơn dư thừa và tái sử dụng trong quá trình sơn.
Xem thêm: Sơn tĩnh điện là gì? Phân loại và ứng dụng của sơn tĩnh điện
Tìm hiểu về hệ thống sơn tĩnh điện
Hệ thống xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn
Xử lý bề mặt kim loại có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Hệ thống xử lý nhúng, hệ thống bắn bi hay phun hóa chất, phun cát…
Phương pháp thông dụng được sử dụng nhiều nhất thường xử lý bằng phương pháp photphat hóa bề mặt, các vật liệu kim loại sẽ được nhúng qua các bể:
- Bể 1: Bể tẩy dầu mỡ
- Bể 2: Bể rửa bề mặt với nước
- Bể 3: Bể tẩy rỉ sét
- Bể 4: Bể rửa bề mặt với nước
- Bể 5: Bể định hình
- Bể 6: Bể Photphat hóa
- Bể 7: Bể rửa bề mặt với nước
Các bể này thường được làm từ các chất liệu đa dạng như: bê tông, composite, ino
Hệ thống buồng phun sơn tĩnh điện
Phân loại buồng phun theo quy trình:
- Hệ thống buồng phun sơn bán tự động: Thường sẽ có một vị trí đứng sơn loại nhỏ. Hai vị trí đứng sơn với số lượng tương tương đối vừa. Bốn vị trí đứng sơn sử dụng cho các dây chuyền sản phẩm có kích thước lớn và kết cấu phức tạp.
- Hệ thống buồng phun sơn tự động: Sử dụng hoàn toàn robot phun sơn tự động.
Lò sấy khô và lò sấy sơn trong hệ thống sơn tĩnh điện
Lò sấy khô có tác dụng sấy khô bề mặt sau vật liệu sau khi xử lý qua hóa chất.
Lò sấy sơn là thiết bị có tác dụng để sấy chín sơn bột.
Có hai dạng lò sấy chuyên dụng là:
- Lò sấy dạng thùng: thường dùng để sấy sản phẩm có số lượng ít, chi phí đầu tư thấp.
- Lò sấy dạng băng chuyền hay còn gọi là lò sấy tự động: Lò sấy này rất thích hợp với dây chuyền công suất lớn.
Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình sấy là gas, dầu, điện, … Tùy theo yêu cầu của khách hàng, giá thành sản phẩm mà lắp đặt buồng đốt cho phù hợp.
Hệ thống các thiết bị ngành sơn
Súng sơn tay là thiết bị được những người thợ sơn sử dụng, dùng chuyển động xung quanh một điểm để phun trực tiếp vào bề mặt kim loại có hiệu ứng faraday trên các vật thể phức tạp.
Sơn tự động sử dụng các robot chuyển động đa chiều, có thể sơn được tất cả các sản phẩm có cấu trúc phức tạp, độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí và cho chất lượng đồng đều.
Hệ thống băng chuyền, băng tải
Chức năng của băng chuyền trong hạ tầng sơn tĩnh điện là vận chuyển sản phẩm từ điểm móc lên qua khu xử lý, sơn, sấy và tới điểm kết thúc quá trình sớn xuống.
Hầu hết các băng chuyền, băng tải trong dây chuyền sơn tĩnh điện đều thiết kế theo kiểu treo phía trên, cố định bằng móc treo.
Một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống sơn tĩnh điện
Hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện có thiết kế khá phức tạp do đó trước khi lắp đặt, các bạn cần phải lưu ý tìm hiểu kỹ càng trước khi làm.
- Xác định một cách chính xác hệ thống cần lắp đặt trước khi thiết kế hệ thống sơn.
- Xác định quy mô sản xuất của doanh nghiệp đang ở mức độ nào. Trên thị trường đang có 2 loại dây chuyền sơn tĩnh điện đó là tự động (phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất lớn) và bán tự động (phù hợp với doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp, quy mô sản xuất nhỏ).
- Chú ý đến hoạt động của hệ thống sau khi tiến hành lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện.
- Mỗi một hệ thống sơn tĩnh điện sẽ có một nguyên lý hoạt động khác nhau, nhưng đều đưa ra những sản phẩm có bề mặt bóng, mịn, độ bền cao.
- Trước khi tiến hành thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện các bạn cần lưu ý những thiết bị trong hệ thống sơn phải được cung cấp đầy đủ trước khi bắt tay vào lắp đặt. Các bạn cũng cần đảm bảo rằng tất cả các trang thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất cần phải sử dụng những thiết bị có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Sau khi lắp đặt cần phải tiến hành kiểm tra lại các thiết bị trên hệ thống xem có bị hỏng hóc hay bị lỗi gì hay không rồi mới tiến hành vận hành hệ thống sơn.
Kim khí Việt Đức đã trình bày cho các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra chúng tôi cũng đã có những bài viết về sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn tĩnh điện hay quy trình sơn tĩnh điện trên hệ thống website của Công ty. Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu sâu hơn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.